TƯỞNG NIỆM NELSON MANDELA (1918-2013)

 


image.jpgNelson Mandela là người hùng của thời đại đã qua đời lúc 20:50 ngày 05.12.2013 thọ 95 tuổi. Trước khi trở thành tổng thống, Nelson Mandela là nhà hoạt động đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid. (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu phái vũ trang của African National Congress (ANC). Năm 1962 ông bị bắt giữ buộc tội phá hoại chính trị với án tù chung thân Mandela đã trải qua 27 năm tù.

Năm 1990 ANC vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật Nelson Mandela còn ở trong tù. Nhiều lãnh đạo quốc gia, đại diện các tổ chức quốc tế kêu gọi Nam Phi bãi bỏ chính sách kỳ thị, trả tự do cho Nelson Mandela. Quốc hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Nam Phi. Công ty lớn của nhiều quốc gia rút đầu tư khỏi Nam Phi để tạo sức ép.

Tháng 2-1990 Tổng thống F.W. de Klerk ký lệnh cho ANC được công khai hoạt động và trả tự do cho Nelson Mandela sau 27 trong lao tù, thời gian giam lâu nhất ở đảo Robben. Vì lý tưởng tranh đấu chống kỳ thị màu da, chống đàn áp và đòi bình quyền cho người da đen, Thời trẻ Mandela chủ trương bạo động vũ trang chống lại Apatheid, sau khi ra tù ông đã chọn đường lối hoà giải để giải quyết những vấn đề chính trị sắc tộc của Nam Phi. Ảnh hưởng tư tưởng Mahatma Gandhi.

“Chúng ta thấy qua lịch sử, con đường của sự thật và tình thương luôn luôn thắng bạo tàn, độc ác, bất nhân… Bạo tàn chỉ thắng lợi được một thời gian rồi cũng phải thất bại sụp đổ tan tành”.

Mandela lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Là người da đen đầu tiên được bầu làm tổng thống Nam Phi nhiệm kỳ từ năm 1994 đến 1999, Diễn văn nhậm chức tổng thống, 10 tháng Năm 1994: “Chúng ta có một thỏa thuận rằng mình sẽ xây một xã hội mà trong đó, mọi người Nam Phi, cả đen lẫn trắng, có thể ngẩng cao đầu mà không sợ sệt, các quyền được tôn trọng, một quốc gia đa sắc hòa thuận với mình và với thế giới. Không bao giờ để đất nước tươi đẹp này phải trải qua sự áp bức giữa người với người…Hãy để tự do ngự trị.”

Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Ông không tham quyền chỉ làm một nhiệm kỳ mà thôi, người kế nhiệm tổng thống là ông Thabo Mbeki. Lời tuyên báo bất hủ Mandela lưu danh hậu thế: "Nam Phi thuộc về tất cả những ai sống tại đó, dù Trắng hay Đen". Cựu tổng thống Nam Phi được toàn thế giới kính trọng vì vai trò của ông trong việc chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc Apartheid ở Nam Phi.

Mandela tiếp tục đóng vận động tích cực trong nhiều tổ chức xã hội và vì quyền con người. Ông biểu lộ sự ủng hộ phong trào Make Poverty History (Biến đói nghèo thành dĩ vãng). Mandela cũng là người ủng hộ cho làng trẻ em SOS, tổ chức chuyên quyên tiền giúp đỡ trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi lớn nhất thế giới. Mandela cũng xuất hiện trong một đoạn quảng cáo cho Thế vận hội mùa đông 2006, và được trích dẫn trong chiến dịch Chúc mừng nhân loại của Ủy ban Olympic Quốc tế

Nelson nhận được nhiều giải thưởng của Quốc tế,
4robben_island_mandela.jpgNăm 1993 nhận Giải Nobel Hòa bình (cùng với Frederik Willem de Klerk), được Nữ hoàng Elizabeth II trao Huân chương Công lao và Baliff Grand Cross, Huân chương Thánh John, Huân chương Tự do của Tổng thống George W. Bush.

Tháng 7 năm 2004, thành phố Johannesburg trao tặng danh hiệu cao nhất cho Mandela sự tự do của thành phố tại buổi lễ ở Orlando, Soweto. Trong chuyến thăm Canada năm 1998, 45.000 học sinh đã chào đón ông khi ông có bài phát biểu tại SkyDome, Toronto. năm 2001, ông là người còn sống đầu tiên trở thành Công dân danh dự của Canada (người nhận danh hiệu duy nhất trước đó là Raoul Wallenberg sau khi đã mất) Khi còn ở Canada, ông cũng nhận Huân chương Canada, là một trong số ít người nước ngoài nhận được huân chương này.


Năm 1981, ông được trao Giải Bruno Kreisky.

Năm 1988, ông nhận giải thưởng Sakharov của Nghị viện châu Âu và giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Năm 1990 ông nhận giải thưởng Bharat Ratna của chính phủ Ấn Độ và là người cuối cùng nhận giải thưởng Hòa bình Lenin của Liên Xô.

Năm 1992 ông  nhận giải thưởng Hòa bình Atatürk của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã từ chối giải thưởng vì cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ lúc đó đang vi phạm nhân quyền, nhưng đến năm 1999 thì chấp nhận giải thưởng.

Năm 1992 ông nhận giải thưởng phục vụ cộng đồng cao nhất của Pakistan.

Năm 2004, ông được trao giải Ý thức toàn cầu của Câu lạc bộ Budapest.

Sau lãnh tụ dân quyền da đen người Mỹ là Mục sư Martin Luther King Jr.Nelson Mandela là người da đen thứ nhì đã thu hút được cảm tình của dân chúng Mỹ.

Ngày 18 tháng 7 năm 2007, Nelson Mandela, Graça Machel, và Desmond Tutu tụ họp một nhóm các nhà lãnh đạo thế giới tại Johannesburg đóng góp sự hiểu biết và lãnh đạo độc lập để giải quyết các vấn đề khó khăn nhất trên thế giới. Nelson Mandela thông báo lập nên một nhóm mới, The Elders, trong bài diễn văn nhân sinh nhật lần thứ 89 của mình. Tổng giám mục Tutu làm chủ tịch của The Elders. Các thành viên sáng lập nhóm bao gồm Graça Machel, Kofi Annan, Ela Bhatt, Gro Harlem Brundtland, Jimmy Carter, Lý Triệu Tinh, Mary Robinson và Muhammad Yunus. "Nhóm này có tiếng nói tự do và khẳng khái, hoạt động công khai lẫn hậu trường về bất cứ hành động nào cần thực hiện", Mandela nói. "Cùng với nhau chúng tôi sẽ hoạt động để ủng hộ lòng can đảm nơi có sợ hãi, nuôi dưỡng thỏa thuận  nơi có tranh chấp, và truyền hy vọng nơi tuyệt vọng."

Zelle-von-Nelson-Mandela.jpgChính quyền của ông Mandela lập ra Ủy ban Sự thật và Hòa giải nhằm nói cho hết các vấn đề của xã hội Nam Phi thời Apartheid nhằm hàn gắn, chứ không trả thù những đối thủ chính trị cũ. Ngày nay, sự nghiệp đấu tranh của ông Nelson Mandela trở thành biểu tượng đấu tranh cho nhân quyền, các nhân vật từ phe tả và phe hữu đều có thể rút ra bài học từ cuộc đời ông.

Lý do là những gì ông Nelson Mandela nêu ra luôn mang tính phổ quát và vượt lên các lằn ranh chủng tộc, gia cấp, đảng phái và quốc gia.


 

 

 

Tiểu sử  Nelson Mandela

1918 Sinh tại Eastern Cape
1944 Gia nhập đảng African National Congress (ANC)
1956 Bị xử tội phản quốc nhưng tòa bác cáo trạng
1962 Bị bắt và xử vì tội phá hoại, án 5 năm
1964 Bị xử lần nữa, nhận án chung thân
1990 Được thả khỏi tù
1993 Nhận giải Nobel
1994 Đắc cử tổng thống da đen đầu tiên
1999 Rời chính trường

Tổng Thống Obama nói: “Ông là một anh hùng của tôi, nhưng xin đừng nghĩ tôi là người duy nhất nói lên điều này. tôi nghĩ ông là anh hùng của thế giới. Và nếu khi ông từ giã nơi này, một điều tôi nghĩ chúng ta tất cả đều biết là di sản của ông sẽ sống mãi qua các thời đại.”
Nhìn lại bài học của cuộc đời Nelson Mandela trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Ông bị tù lâu năm, rút kinh nghiệm đã cho ông bài học quý giá để lại cho đời đó là luôn kiên nhẫn đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân quyền. Chế độ độc tài không bao giờ tồn tại, đó là bài học cho Việt Nam.

Tang lễ của  Cố TT. Nelson Mandela cữ hành ngày 10.12.2013 được nhiều nguyên thủ các quốc gia trên thế giới tới tham dự: Tổng thống Barack Obama và phu nhân cùng với ba cựu tổng thống khác là Jimmy Carter, Bill Clinton, George W Bush.... Đức Giáo Hoàng Phanxico  cũng như Dalai Lama gởi điện văn chia buồn. Thế giới một thời ngưỡng mộ việc làm của cố TT. Mandela nay cùng hướng về Nam Phi cầu nguyện cho phần hồn ông thanh thản nơi Thiên Quốc.


Nguyễn Quý Đại
Mời đọc lại „ Bài Học Nam Phi“
http://hoamunich.wordpress.com/2013/07/01/bai-hoc-nam-phi/#more-3277
Nelson Mandela để lại tác phẩm "Der lange Weg zur Freiheit/ Long Walk to Freedom"
Tài liệu tham khảo và hình trên Internet