TÔN THẤT PHÚ SĨ - THƠ CHUYỂN NGỮ

 




LA COLLINE

Cette colline est belle, inclinée et pensive;
Sa ligne sur le ciel est pure à l’horizon.
Elle est un de ces lieux où la vie indécise
Voudrait planter sa vigne et bâtir sa maison.

Nul pourtant n’a choisi sa pente solitaire
Pour y vivre ses jours, un à un, au penchant
De ce souple coteau doucement tutélaire
Vers qui monte la plaine et se hausse le champ.

Aucun toit n’y fait luire, au soleil qui l’irise
Ou l’empourpre, dans l’air du soir ou du matin,
Sa tuile rougeoyante ou son ardoise grise...
Et personne jamais n’y fixa son destin

De tous ceux qui, passant, un jour, devant la grâce
De ce site charmant et qu’ils auraient aimé,
En ont senti renaître en leur mémoire lasse
La forme pacifique et le songe embaumé.

C’est ainsi que chacun rapporte du voyage
Au fond de son cœur triste et de ses yeux en pleurs
Quelque vaine, éternelle et fugitive image
De silence, de paix, de rêve et de bonheur.

Mais, sur la pente verte et lentement déclive,
Qui donc plante sa vigne et bâtit sa maison?
Hélas ! et la colline inclinée et pensive
Avec le souvenir demeure à l’horizon!


HENRI DE REGNIER


NGỌN ĐỒI




Ngọn đồi đẹp nghiêng nghiêng màu huyền ảo
Nằm trên cao tinh khiết cuối chân trời
Người lữ khách dừng chân thầm mơ ước
Một vườn nho, một mái ấm xinh tươi

Trong cô đơn , tâm hồn còn chút mộng
Ngày qua ngày cuộc sống bớt buồn tuênh
Con dốc đứng hắt hiu mà êm dịu
Về đồng bằng ngơ ngẩn nhớ người thương

Không bóng dáng một mái nhà xuất hiện
Buổi chiều vàng hay rực rỡ bình minh
Ai biết được phần định mệnh của mình
Hoàng hôn xuống khi nắng chiều vừa tắt

Ai đã một lần ngang qua chốn ấy
Lòng vấn vương một kỷ niệm êm đềm
Và cảm thấy hồi sinh trong ký ức
Chốn thanh bình mơ ước giục yêu thương

Và cứ thế cuộc hành trình tiếp nối
Từ trái tim, từ ánh mắt u buồn
Đến khung trời bình yên và vĩnh cữu
Ta mơ hồ hạnh phúc thoáng đâu đây

Trên sườn dốc, ngọn đồi trơ trụi lá
Chốn hoang liêu không thấy một mái nhà
Nhưng dù sao vẫn còn trong trí nhớ
Một lần ngang qua... xao xuyến lại về


Bài thơ phỏng dịch số 70/100